Sự tiện dụng, thoải mái và an toàn là những tiêu chí quan trọng khi thiết kế nhà ở. 8 khuyến nghị dưới đây sẽ giúp bạn có được một không gian sống thật lý tưởng, tối đa công năng sử dụng của tất cả các khu vực trong ngôi nhà của mình.
1/ Thiết kế hành lang và lối đi trong nhà
Hai lối đi này cần được thiết kế với diện tích rộng rãi, không làm cản trở lưu thông và thuận tiện cho việc di chuyển của người và khi kê xếp đồ đạc. Theo đó, chiều rộng lý tưởng nhất của hành hang là lối đi là khoảng từ 110 – 150cm, càng rộng rãi càng thoải mái.
Khi lựa chọn vật liệu cho hành lang và lối đi cũng cần chọn loại có bề mặt trơn láng và bằng phẳng nhưng có khả năng chống trơn trượt. Nếu lót thêm thảm hoặc vật liệu lát sàn cần được cố định, kết hợp màu sắc khéo léo để nới rộng không gian nếu lối đi hẹp.
2/ Thiết kế cầu thang
Với quỹ đất hạn hẹp tại các thành phố lớn, để mở rộng không gian nhà ở thì kết cấu chồng tầng sẽ giúp gia tăng diện tích và công năng sử dụng cho ngôi nhà. Cầu thang giờ đây sẽ là kết cấu cần được chú ý.
Về chiều cao của cầu thang sẽ phụ thuộc vào chiều cao thông thủy của căn nhà, thông thường là 3,6m với số bậc là 24, độ rộng của một vế cầu thang cần đạt ít nhất là 60m, tốt nhất là 90cm, chiều rộng mặt các bậc khoảng 25-28cm nhưng không nên quá 30cm. Chiều cao cổ bậc nên trong khoảng 15-18cm cùng với chiều cao tay vịn an toàn là 110cm.
Ngoài ra khi thiết kế cầu thang, cứ khoảng 11 bậc nên một chiếu nghỉ rộng khoảng 90cm. Độ dốc của cầu thang là từ 33 – 36 độ. Vật liệu cần chọn loại chống trơn trượt và có đánh dấu điểm (bắt đầu và kết thúc) để tránh bị té ngã.
3/ Thiết kế hệ thống cửa ra vào
Cửa ra vào thường được thiết kế có bề rộng 90 – 100cm giúp quá trình đóng mở dễ dàng hơn. Phần nắm cửa nên lắp có độ cao khoảng 95cm là phù hợp với chiều cao trung bình của con người. Bạn không nên cản trở lối ra vào bằng bất cứ vật dụng nào, đặc biệt là nơi có đường dốc gây cản trở việc đi lại.
4/ Thiết kế hệ thống cửa sổ
Các ngôi nhà dân dụng thường thiết kế cửa sổ dạng mở quay hoặc mở trượt. Cửa sổ là một hạng mục khá quan trọng khi xây dựng bởi đây là giải pháp giúp thông gió, đón ánh sáng tự nhiên. Đối với nhà phố, hệ thống cửa sổ lại đặc biệt quan trọng và cần thiết bởi chúng lại có vai trò kết nối bên trong và ngoài căn nhà nhiều hơn so với cửa chính. Khi thiết kế cửa sổ cần phải lắp đặt chốt và khóa dễ đóng mở và có thể mở từ bên ngoài trong một vài trường hợp nguy cấp.
5/ Thiết kế phòng khách
Phòng khách là không gian quan trọng, là nơi tiếp khách và sum họp gia đình. Do đó khi thiết kế cần chú trọng tới ánh sáng, màu sắc, nhiệt độ và cách bày trí vật dụng trang trí ra sao sẽ phải tính toán kỹ để linh hoạt không gian và thể hiện phong cách của gia chủ.
6/ Thiết kế phòng bếp
Bàn bếp có độ cao khoảng 80cm, các đồ dùng cho căn bếp đặt vừa tầm với, giá đựng bát nên thiết kế nâng hạ được, sàn bếp lát vật liệu chống trơn trượt và ứng dụng các đồ dùng thông minh để quá trình nấu nướng thuận tiện, nhanh chóng hơn.
7/ Thiết kế phòng ngủ
Phòng ngủ là nơi được sử dụng nhiều nhất trong tất cả các căn phòng của ngôi nhà. Để mang lại cảm giác thư giãn và nghỉ ngơi, giường ngủ nên thiết kế cao không quá 50cm. Các ổ điện, công tắc vừa tầm với và bố trí hợp phong thủy với người sử dụng.
8/ Thiết kế phòng tắm
- Bồn cầu: độ cao không quá 50cm.
- Labo/bồn rửa tay: độ cao không quá 80cm.
- Buồng tắm vòi sen: diện tích tối thiểu là 90x120cm, độ dốc 2% về phía cống thoát nước, tay vịn cao khoảng 85cm
8 khuyến nghị cho 8 khu vực trong nhà dân dụng trên đây nếu đảm bảo được sẽ mang tới sự tiện lợi và an toàn cho người sử dụng. Để sở hữu được một ngôi nhà phát huy tối đa công năng cũng như đảm bảo được sự tiện nghi, thoải mái – Phu Long Design & Build sẽ thực hiện giúp bạn.