Những công trình kiến trúc Gothic tại Việt Nam đa số được xây dựng vào cuối thế kỷ thứ 19, đầu thế kỷ 20… Dù trải qua hàng trăm năm những các công trình này vẫn giữ nguyên nét đẹp đầy thu hút của phong cách Gothic.

Kiến trúc Gothic là gì?

công trình gothic ở Việt Nam

Kiến trúc Gothic (hay Gothique) là phong cách thiết kế tiếp nối Romanesque. Và trở thành một trong những kiến trúc phổ biến nhất Châu Âu trong suốt thời Trung Cổ. Đặc biệt những dấu ấn đặc trưng của phong cách này chính là các nhà thờ và cung điện đầu tráng lệ. Các công trình kiến trúc Gothic thường có vòm nhọn với nhiều cửa sổ đón ánh sáng. Đặc biệt những hàng cột thanh, mảnh đầy nghệ thuật…

Nó phát triển qua nhiều thời kỳ như: Gothic sơ kỳ (thế kỷ XII), kế đến là Gothic cổ điển (1190 – 1230), tiếp sau đó là Gothic ánh sáng (khoảng 1230 – khoảng 1350), và cuối cùng là Gothic rực cháy (thế kỷ XV-XVI). Trong giai đoạn Phục Hưng và sau đó, kiến trúc Gothic vẫn được xây dựng trên khắp nước Pháp và lan tỏa đến nhiều nước thuộc địa, trong đó có Việt Nam. Tuy xuất hiện khá muộn tại nước ta nhưng phong cách này lại có nhiều ảnh hưởng sâu rộng. Trong đó nổi bật nhất là các công trình kiến trúc nhà thờ tại các thành phố lớn như Sài Gòn hay Hà Nội.

Các công trình mang dáng dấp kiến trúc Gothic tại Việt Nam

Những nhà thờ Gothic tại Việt Nam đa số được xây dựng vào cuối thế kỷ thứ 19, đầu thế kỷ 20… Với nhiều đường nét của kiến trúc Gothic nhưng lại pha trộn nhiều phong cách khác nhau. Chúng ta có thể bắt gặp nhiều yếu tố Việt Nam trong các công trình này như màu sắc, vật liệu hay họa tiết trang trí. Đây được xem như sự thích nghi để hòa hợp cùng văn hóa cũng như khí hậu bản địa. 

Nhà thờ Đức Bà

Nhà thờ Đức Bà tại thành phố Hồ Chí Minh khánh thành năm 1863. Người dân Gia Định thời kỳ này thường nhắc đến công trình với tên gọi là nhà thờ Sài Gòn và đến tận năm 1959 phía trước nhà thờ xuất hiện là tượng Đức Mẹ được làm bằng đá trắng. Có lẽ từ đây tên gọi nhà thờ Đức Bà ra đời. 

Đây là một Tiểu Vương Cung Thánh đường đầy uy nghiêm được xem như một trong những biểu tượng của thành phố Hồ Chí Minh. Sở hữu lối kiến trúc Gothic tráng lệ kết hợp cùng Roman đầy uy quyền. Nổi bật với những cửa sổ kính màu, mái vòm cong…Đồng thời hai tháp chuông cao tới 60m cũng chính là một trong những yếu tố tạo nên sức hút cho công trình này. Tuy nhiên đặc biệt nhất chính là bức tường gạch đỏ với nguyên vật liệu được nhập khẩu trực tiếp từ nước Pháp, dù trải qua hàng trăm năm vẫn tươi như mới.. 

Nhà thờ lớn Hà Nội

Nhà thờ lớn Hà Nội đầy hoành tráng nằm giữa lòng thủ đô với chiều cao lên đến 31,5m. Đâu được xem như đại diện tiêu biểu của kiến trúc Gothic tại Việt Nam. Công trình này còn có tên gọi đầy đủ là Nhà thờ chính tòa thánh Giuse. Được khởi công xây dựng năm 1884 vào hoàn thành vào năm 1887, mô phỏng theo dáng dấp của nhà thờ Đức Bà tại Paris. Với đặc trưng là kiểu mái vòm uốn nhọn, các tháp có trục đối xứng và tone màu trầm mặc.

Qua hàng trăm năm, công trình phủ lên mình những lớp rêu phong của thời gian nhưng vẫn không làm lu mờ đi vẻ đẹp đầy mê hoặc đến từ kiến trúc Gothic điển hình. Đây còn là một trong những địa điểm “check in” quen thuộc của du khách khi có dịp ghé thăm Thủ Đô Hà Nội.

Nhà thờ Mằng Lăng

Nhà thờ Mằng Lăng

Nhà thờ Mằng Lăng là một trong số ít những nhà thờ cổ trên trăm tuổi tại miền Trung, Việt Nam. Được linh mục người Pháp Joseph de La Cassagne xây dựng vào năm 1892, dù trải qua nhiều lần trùng tu, sửa chữa nhưng các dấu ấn kiến Trúc Gothic vẫn còn hiển hiện đậm nét. 

Nhà thờ Mằng Lăng - dấu ấn kiến trúc Gothic giữa lòng Trung bộ.

Mặt trước công trình được chia thành 3 phần, với 2 tháp chuông vươn cao vững chãi. Bên cạnh Được trang trí các họa tiết hoa văn mỹ thuật điển hình của phong cách Gothic. Tuy không to lớn nhưng nhà thờ Mằng Lăng lại đầy tính nghệ thuật và tinh tế. Đây còn là nơi duy nhất còn lưu giữ cuốn sách in chữ quốc ngữ đầu tiên của nước ta. Ngày nay công trình kiến trúc Gothic này trở thành địa điểm du lịch nổi tiếng của tỉnh Phú Yên và cả khu vực Nam Trung Bộ.

Nhà thờ Phú Nhai 

Được xây dựng lần đầu vào năm 1866, Vương cung thánh đường Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội, thường được gọi là nhà thờ Phú Nhai. Ngoài kiến trúc Gothic Pháp công trình này còn chịu sự ảnh hưởng sâu sắc của phong cách kiến trúc Tây Ban Nha. Nhìn từ xa chúng ta đã có thể thấy được sự đồ sộ của thánh đường này, nổi bật hơn cả là hai tháp chuông cao 40 mét trên đỉnh nhà thờ, mỗi tháp nặng hai tấn. 

Nếu bạn có dịp đến với Nhà thờ Phú Nhai đừng bỏ qua phần kiến trúc bên trong. Bởi khu vực này cũng lộng lẫy không hề kém cạnh so với bên ngoài. Đặc biệt là phần mái vòm với tone màu vàng đầy thu hút kết hợp cùng nhiều cửa sổ kính màu. Các ô kính này là những bức tranh mô tả lại các cảnh trong Kinh thánh.

Nhà thờ Đá Nha Trang

Linh Mục người Pháp Louis Vallet (1869-1945) khi đang coi sóc giáo dân Chợ Mới, đã đưa ra ý kiến về việc xây dựng một Nhà thờ tại phố biển Nha Trang. Từ đây công trình nhà thờ núi hay còn được biết đến với tên gọi nhà thờ Đá Nha Trang ra đời. Sở hữu mái vòm rộng, những ô cửa hình hoa hồng theo phong cách kiến trúc gothic đặc trưng nổi bật như một dấu son giữa lòng thành phố. Ðiểm cao nhất nhà thờ là nơi đặt Thánh Giá trên đỉnh tháp chuông, cao 38m tính từ mặt đất.

Đặc biệt khi bước chân vào nhà thờ này bạn sẽ cảm thấy như lạc vào thời kỳ Trung Cổ tại Châu Âu. Vì không gian bên trong nhà thờ với đặc trưng kiến trúc Gothic vẫn được giũ nguyên trong chừng ấy thời gian. Với không gian rộng, thoáng đạt, phân thành khu vực cung thánh và khu phía sau cung thánh rất thanh tịnh, trang nghiêm.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline
icons8-exercise-96 chat-active-icon