Những năm gần đây ngày càng nhiều công trình tại Việt Nam sử dụng sàn vượt nhịp lớn (sàn không dầm) vì những ưu điểm mà nó mang lại so với sàn truyền thống. Đặc biệt đây còn là xu hướng nhiều quốc gia tiên tiến đã sử dụng.
Sàn vượt nhịp lớn là gì?
Được ra đời nhằm khắc phục những nhược điểm của loại sàn truyền thống. Sàn vượt nhịp lớn đã chứng tỏ sự ưu việt của mình tại nhiều công trình trên khắp thế giới từ Âu sang Á. Đặc biệt phương pháp này ngày càng được ưa chuộng trong lĩnh vực xây dựng nước ta. Bởi các công trình được thi công sàn vượt nhịp thường không bị cản trở bởi các cột, khoảng cách giữa các cột có thể lớn hơn 30m.
Sàn vượt nhịp lớn hay còn gọi là sàn không dầm là loại sàn được sản xuất theo công nghệ khoa học hiện đại và sử dụng hộp nhựa ubot, tbox,… với chất liệu chính là Polypropylene. Các mẫu hộp, thùng nhựa sẽ được xếp vào các vị trí mà sàn bê tông ít quan trọng đẻ giúp giảm lượng bê tông khi đổ mặt sàn đồng thời giảm trọng lượng của sàn. Giúp tối ưu trong thi công và tăng tính thẩm mỹ cho dự án.
Điểm khác biệt cần phải biết giữa sàn vượt nhịp lớn và sàn truyền thống
Vậy sàn vượt nhịp có điểm gì khác so với sàn truyền thống? Đầu tiên chúng ta hãy tìm hiểu xem sàn truyền thống được cấu tạo như thế nào.
Sàn bê tông truyền thống với hệ thống gia cường bằng cốt thép, màng hoặc cáp ứng lực trước kết hợp với hỗn hợp bê tông. Ưu điểm của loại sàn này là tránh được tình trạng bị võng, tuy nhiên lại sở hữu tải trọng lớn. Làm gia tăng áp lực cho công trình, ảnh hưởng đến kết cấu móng bên dưới. Cũng chính lý do này mà phương pháp sàn vượt nhịp lớn ra đời để khắc phục các nhược điểm này.
Vì thế các loại sàn vượt nhịp sử dụng dự ứng lực trong bê tông theo công nghệ Châu Âu, giúp tạo lực nâng cân bằng với tải trọng và làm giảm độ võng của sàn. Đồng thời kiểm soát được vết nứt trên sàn nhờ vào việc giảm các ván khuôn so với sàn truyền thống. Tăng thêm tính thẩm mỹ và chất lượng của công trình.
Sàn vượt nhịp còn giúp tiết kiệm kinh phí và thời gian thi công so với sàn bê tông. Mặt khác đây còn là phương pháp giúp tăng cường khả năng tiêu âm, cách nhiệt, chống cháy tối ưu…Và nhiều điểm mạnh khác.
Một số loại sàn vượt nhịp lớn.
Sàn vượt nhịp lớn hay còn gọi là sàn không dầm có rất nhiều loại khác nhau. Mỗi loại đều có đặc điểm riêng, phù hợp với từng dự án khác nhau. Dưới đây là một số loại sàn vượt nhịp đang rất phổ biến và được áp dụng thi công ở Việt Nam.
Sàn Nấm
Sàn nấm có cấu tạo khá đặc biệt với hình thức bán sàn dựa trực tiếp trên các cột. Các cột này như dầm chữ T ở các vị trí gối đỡ tạo, giúp tăng khả năng chịu lực và độ cứng của hệ thống sàn.
Nếu như sử dụng sàn truyền thống, những công trình càng nhiều tầng chi phí lại càng tăng cao. Vì thế sàn nấm được ứng dụng để giảm chi phí cho công trình xây dựng, đồng thời giảm thời gian thi công.
Sàn ô cờ
Sàn ô cờ hay còn gọi là sàn sườn được làm từ bê tông cốt thép với nhiều dầm phụ có cấu tạo và hình thức giống như một bàn cờ. Với tải trọng nhẹ, độ xung nhịp lớn và có chiều dày chưa đến 50mm nên sàn ô cờ khi thi công sẽ giúp tiết kiệm được tối đa chi phí về nguyên vật liệu so với các sàn truyền thống trước đây.
Ngoài ra đây là loại sàn có khả năng tối ưu không gian chiều cao cho công trình. Đặc biệt những ô bàn cờ còn được ứng dụng kết hợp các loại đèn và nội thất, tăng tính thẩm mỹ cho các công trình.
Sàn Phẳng
Đây chính kết cấu sàn phổ biến nhất được ứng dụng tại các tòa nhà cao tầng được xây dựng trong những năm gần đây. Ưu điểm của loại sàn này là độ dày gần như không đổi, giúp mặt sàn phẳng việc làm cốp pha trở nên đơn giản hơn.
Do không cần dầm đỡ nên loại sàn này giúp việc tạo vách trở nên tối ưu hơn. Cung cấp nhiều dạng bố trí phòng cho chủ đầu tư, dễ dàng thiết kế và bố trí mặt bằng. Phần trần cũng có thể được giản lược không cần thạch cao.
Sàn Ubot
Sàn Ubot với kết cấu hộp nhựa Polypropylene (độ rộng và dài là 52x52cm, viết tắt Ubot) được kẹp ở giữa 2 lớp thép sàn. Cũng chính cấu tạo này đã giúp giảm 30% lượng bê tông cần dùng cho công trình. Nguyên vật liệu (cụ thể là bê tông) được tiết kiệm tối đa. Đồng thời chi phí thi công cũng được tối ưu hóa.
Do kết cấu sàn rỗng nên sàn Ubot cách âm rất tốt so với sàn truyền thống. Bên cạnh đó còn giảm được số lượng cột trên mặt bằng bố trí và tối ưu chiều cao có thể tăng thêm tầng ở.
Tham khảo thêm: Những dự án với kiến trúc độc đáo.